Cập nhật ngày 13/03
Nhiều người trồng cây lưỡi hổ trong phòng ngủ vì cho rằng loại cây này có tác dụng hữu hiệu trong việc khử các chất độc tồn tại trong không khí. Liệu điều này có đúng?
Cây lưỡi hổ có đặc điểm gì?
Cây lưỡi hổ trong dân gian còn được gọi là cây vằn hổ. Đặc điểm chung của loại cây này là rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và chịu râm mát rất tốt. Lá cây này có hình dạng giống như lưỡi của con hổ vì thế mà cây có tên là lưỡi hổ.

Hình dạng lá dài nhọn như giáo mác, lá thường xanh đốm trắng và viền vàng hai bên mép, thường mọc ở ngay gốc, một bụi có rất nhiều lá. Lá cây lưỡi hổ rất dày, mọng nước, nhìn lá rất vững chắc và cứng cáp. Mỗi lá có chiều dài từ 15-20 cm rộng khoảng 3-4cm, mặt lá nhẵn.
Cây lưỡi hổ gần như không có thân mà chỉ có gốc, lá và bộ rễ. Lá mọc từ gốc thẳng đứng lên trời. Cây lưỡi hổ cũng có hoa. Hoa mọc thành cành, có một cuốn dài ở ngọn cây, mập, tròn, màu xanh bóng. Hoa màu trắng lục nhạt dài khoảng 3,5cm, hoa 6 cánh, mềm, dài, thuôn. Khi mọc quả có hình tròn.
Có nên trồng cây lưỡi hổ trong phòng ngủ?
Đây là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Theo nghiên cứu thì cây lưỡi hổ có 1 số tác dụng tốt như:
Thanh lọc không khí: Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra.
Loại bỏ độc tố nguy hiểm: Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ loại bỏ các độc tố như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit – các chất này có nhiều ở thảm trải sàn, sơn phòng ngủ. Đặt 1 chậu cây lưỡi hổ xung quanh không gian sẽ giúp loại bỏ các độc tố nguy hiểm này.

Mang giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon.
Trang trí: Hình dáng cây lưỡi hổ tương đối đẹp, màu xanh tươi mát mang đến sinh khí không gian phòng ngủ. Việc bố trí cây cảnh giúp phòng ngủ sinh động, đẹp mắt, tinh thần gia chủ thoải mái, có thêm nhiều năng lượng trong cuộc sống.
Giá trị phong thủy: Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều xui xẻo, trồng cây này trong phòng ngủ giúp không gian bình yên, tạo điều kiện hình thành giấc ngủ sâu.
Ngoài ra cây lưỡi hổ còn có 1 số công dụng chữa bệnh rất hữu hiệu:
- Khi da của bạn có vết bỏng hay cháy nắng, các vết xước do va chạm, bạn có thể cắt lát lá lưỡi hổ và đắp lên sẽ giúp vết bỏng dịu hơn và không để lại vết thâm.
- Đối với những người bị hen suyễn, dùng gel của cây Lưỡi Hổ này hòa vào nước nóng sau đó hít lấy hơi đang bốc lên. Chúng tạo ra các hợp chất chống viêm thông qua đường hô hấp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp việc hô hấp sẽ dễ dàng hơn.
- Cây lưỡi hổ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng lá cây lưỡi hổ ép lấy nước uống sẽ giúp trị được chứng đầy bụng, khó tiêu và cả những người bị dạ dày cũng có thể sử dụng phương thuốc này. Thường xuyên sử dụng nước từ cây lưỡi hổ còn giúp nhuận tràng, lợi gan và giảm nóng trong người.
Những ai nên trồng cây lưỡi hổ trong phòng ngủ?
Lưỡi hổ có 2 dải màu xanh lá cây và vàng dọc từ gốc đến ngọn. Xanh là màu của mệnh Mộc, vàng là màu mệnh Kim. Chính vì vậy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với người mệnh Mộc, Hỏa (Mộc sinh Hỏa), Kim, Thủy (Kim sinh Thủy). Tuổi hợp với cây này tương ứng với cung mệnh của người sở hữu dưới đây:
- Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu,…
- Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần,…
- Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân, Ất Hợi, Quý Tỵ,…
- Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý,…
Vị trí tốt nhất để đặt cây trong văn phòng hoặc nhà của bạn vị trí hành Mộc của cây. Hướng Đông Nam, hướng Nam và các góc phía Đông là những điểm phong thủy tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ. Bạn có thể tham khảo các đơn vị thiết kế nội thất chung cư hiện đại để được tư vấn chi tiết hơn về cách bài trí cây cảnh cho phù hợp.
Kinh nghiệm chăm sóc cây lưỡi hổ
Ánh sáng: Là cây ưa bóng râm, ánh sáng yếu không chịu được nắng gắt. Khoảng 2,3 tháng bạn mang cây ra ngoài trời một lần, thời gian từ 7h-9h sáng rồi lại mang vào trong nhà là được.
Nhiệt độ: Tránh đặt cây tại các vị trí nhiệt độ cao quá 33 độ C, nhiệt độ lý tưởng cho cây phát triển từ 18 đến 30 độ.
Dinh dưỡng: Bón phân lân NPK cho cây trong giai đoạn đang phát triển, 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc cách gốc từ 10cm. Mùa đông không cần bón phân
Sâu bệnh: Cây lưỡi hổ chống chịu sâu bệnh tốt, chú ý cây thừa hay thiếu nước, ánh sáng mạnh hay anh sáng yếu dựa vào màu sắc của lá để tinh chỉnh sao cho phù hợp.
Ngoài cây lưỡi hổ, phòng ngủ có thể trồng cây gì nữa?
Cau Tiểu Trâm
Cây Cau Tiểu Trâm có tác dụng chủ yếu đó là loại bỏ Formaldehyde, xylene và toluene. Hơn thế nữa, loại cây này được ví như một chiếc máy giữ độ ẩm trong nhà. Nếu ngôi nhà nói chung và phòng ngủ của bạn nói riêng nằm trong khu vực ô nhiễm không khí cao, thường xuyên phải tiếp xúc với xăng dầu thì cây Cau Tiểu Trâm là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.
Lô hội (Nha đam)
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh đây là một trong những loại cây lọc và làm sạch không khí tốt nhất. Nó giúp giải phóng oxy vào ban đêm, đồng thời loại bỏ những không khí ô nhiễm trong phòng ngủ.
Thường xuân
Cây Thường Xuân còn có tên gọi khác đó là cây vạn niên hay cảnh dây nguyệt quế. Cây Thường Xuân từ xưa đã nổi tiếng là bộ máy lọc không khí tự nhiên, hấp thụ những chất có hại như aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ khói thuốc.
Nếu bạn cần một không gian thoáng đãng, sạch sẽ trong phòng ngủ của mình thì đừng quên sắm cho mình cây Thường Xuân nhé. Chậu thường xuân được mệnh danh là cây trồng trong phòng ngủ vừa giúp cải thiện giấc ngủ, vừa điều hòa không khí lại nâng cao sức khỏe của con người.
Trồng cây lưỡi hổ trong phòng ngủ mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên gia chủ cũng không nên lạm dụng và trồng quá nhiều khiến không gian trở nên chật chội. Ngoài ra bạn cũng cần dành thêm thời gian chăm sóc giúp cây luôn được xanh tốt nhé!
Mời bạn tìm hiểu thêm: