Cập nhật ngày 24/02
Đối với những người nội trợ trong gia đình, căn bếp là nơi họ thực hiện công việc nấu nướng theo những cách riêng. Không gian thoáng đãng, gọn gàng của căn bếp sẽ làm họ có tinh thần sảng khoái hơn.
Tuy nhiên không phải căn bếp nhà nào cũng có được điều đó. Hi vọng với những nguyên tắc bố trí nội thất dành cho căn bếp nhỏ dưới đây được noithatfami.biz.vn tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn.
Trong mỗi một ngôi nhà, căn bếp vô cùng quan trọng bởi đây không chỉ là không gian thỏa sức nấu ăn, mà đó còn là nơi quây quần người những người thân trong gia đình bên mâm cơm ấm cúng. Thế nhưng không phải căn nhà nào cũng rộng rãi và có những căn bếp tuyệt vời. Có nhiều căn nhà có diện tích nhỏ, khiến cho các không gian khác trong nhà cũng phải tiết kiệm một cách tối đa. Cách bày trí nội thất trong căn bếp cũng rất quan trọng. Nó là yếu tố chủ chốt quyết định nên không gian của căn bếp.
Tìm hiểu cách bố trí phòng bếp nhỏ thêm tiện nghi và hiện đại
Vậy như thế nào là một căn bếp đẹp, gọn gàng, không gian thoáng đãng như mơ ước của những người nội trợ?
1. Tối giản hóa hết tất cả những vật dụng không dùng đến cũng như ít sử dụng. Điều đó sẽ khiến cho căn bếp của bạn trở nên rộng rãi hơn bao giờ hết.
2. Đặt bếp nấu ăn ngay gần cửa sổ để có thể có sự thông thoáng, mùi thức ăn sẽ không vây kín căn phòng bếp nhà bạn. Hãy chọn những loại bếp làm từ chất liệu bền dễ lau chùi, dọn rửa.
3. Việc bố trí các quầy trong bếp phải được chú ý sao cho khoảng cách giữa các quầy cũng như khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý. Để tiện lợi cho việc sử dụng và các đồ dùng đó không gây ảnh hưởng lẫn nhau. Cách bố trí các quầy bếp có thể là kiểu hai bàn song song hay chữ L hay chữ U hay chữ U hẹp, khoảng cách giữa 2 cạnh có thể chỉ 0,9m để với sang hai bên cho tiện lợi.
Cách bày trí quầy theo hình chữ U chỉ để dành một phần diện tích nhỏ ở giữ để làm lối đi. Mọi đồ dùng nấu nướng sẽ được để gọn gàng trong những học tủ.
4. Xắp xếp các đồ vật có trong bếp như tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt, một cách khoa học gọn gàng. Không gian bếp nhỏ nên bạn có thể sử dụng những thiết bị có kích cỡ nhỏ hoặc vừa sao cho phù hợp với gian bếp.
Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ Phòng bếp nhà ống nên bố trí thế nào là hợp lý? để áp dụng cho không gian nhà mình.
5. Bạn có thể chọn những chiếc tủ gỗ chắc chắn, gắn cố định phía trên bếp dùng để đựng những chiếc bát đũa, hay những vật dụng nấu ăn.
Hoặc thay vì những chiếc tủ đựng đồ bát đĩa bạn có thể chọn những chiếc kệ đóng tường. Kệ giúp không gian nấu nướng thanh thoát và rộng rãi hơn bạn nghĩ.
Nếu không muốn tốn tiền mua những kệ bếp cồng kềnh bạn có thể tận dụng những thanh gỗ để làm giá treo nồi niêu trên tường.
6. Thay vì sắm nhiều đồ bạn có thể sắm một chiếc tủ kiêm bàn ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm kiểu tủ bếp đa năng có nhiều ngăn, vừa là bồn rửa vừa là là nơi để đựng dụng cụ nấu ăn.
Nếu bạn cần tham khảo cách bố trí nội thất cho phòng ngủ, hãy tham khảo chia sẻ Nguyên tắc bố trí nội thất dành cho phòng ngủ chật hẹp
Bồn rửa phải được đặt đối diện với bếp nấu ăn, để bạn có thể dễ dàng sử dụng trong quá trình nấu nướng.
7. Việc chọn bàn ăn cũng khá quan trọng. Bạn nên chọn những loại bàn có tông cùng màu với bếp để tạo nên sự hài hòa. Chọn những bộ bàn ghế nhỏ vừa vặn với không gian bếp.
Hoặc bạn có thể tiết kiệm những không gian bếp của mình bằng cách chọn những chiếc tủ đựng đồ kiêm bàn ăn.
Cần có đèn trang trí ngay phía trên của bàn ăn để những bữa ăn thêm ngon miệng, sang trọng hơn. Những đèn chùm là loại bóng đèn thích hợp nhất cho gian bếp của bạn.
8. Bạn nên chọn tông màu trắng hoặc màu xanh dương cho căn phòng bếp. Đây cũng là một gợi đáng tham khảo để thêm màu sắc cho bếp nhỏ: sử dụng đồ gia dụng màu sắc. Bạn có thể sử dụng thêm giấy dán tường hoặc những bức tranh hình ảnh đồ ăn để tăng phần sang trọng.
Hiện nay các bạn có thể có rất nhiều sự lựa chọn bố trí nội thất trong căn bếp của mình. Hi vọng với những nguyên tắc trên có thể giúp bạn có những sự lựa chọn phù hợp.